Ðam mê nhiệt huyết chinh phục đỉnh cao

Tin tức

           Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The 4th Industrial Revolution) là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ 18. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong linh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.

 

   

 Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” (tiếng Đức: Industrie 4.0) khởi nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức, nó thúc đẩy việc điện toán hóa sản xuất, dẫn tới một nền tảng sản xuất số (digital production platform).

Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” đã được nhắc lại vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover. Tháng 10 năm 2012, Nhóm Công tác về Công nghiệp 4,0 trình bày một loạt các khuyến nghị về thực hiện Công nghiệp 4.0 cho chính phủ liên bang Đức. Các thành viên của Nhóm Công nghiệp 4.0 được công nhận là những người cha sáng lập và là động lực đằng sau Industry 4.0.

Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thường được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng và để thảo luận về học thuật. Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) tập trung vào sản xuất đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, và do đó phần nào có sự phân biệt với thuật ngữ “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” về phạm vi.

Có thể nói, Công nghiệp 4.0 là trung tâm của cuộc Cách mạng lần thứ tư nổi lên những đột phá công nghệ, đặc biệt là trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, thường được gọi tắt là Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing) cũng như sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot, xe tự lái, công nghệ in 3D và công nghệ nano. Tất cả các cấu thành ấy được kết nối với nhau qua các nền tảng số (digital platform), yếu tố then chốt của Công nghiệp 4.0.

Phân biệt với Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó:

Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ 18 đến 19 ở châu Âu và Mỹ. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I. Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới, như thép, dầu, điện, và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt. Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong,…

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, tạm được xem là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày nay. Kỷ nguyên bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn đang diễn ra. Những tiến bộ trong uộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).Tiến bộ trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm các máy tính cá nhân, internet, công nghệ thông tin và mạng xã hội.

Trong cuốn sách của mình mang tên “Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, Giáo sư Klaus Schwab – người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã mô tả cuộc Cách mạng lần thứ tư này khác biệt cơ bản với ba lần trước, đặc trưng chủ yếu là những tiến bộ trong công nghệ. Các công nghệ này có tiềm năng tiếp tục kết nối hàng tỷ người trên web, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh và tổ chức, giúp tái tạo môi trường tự nhiên bằng cách quản lý tài sản tốt hơn.



Công nghiệp 4.0 tạo ra những “nhà máy thông minh” (smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Với IoT, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực.

Khoá học: Chiến lược Nền tảng Số (Digital Platform Strategy): [/click]

Cuộc Cách mạng Nền tảng:

Đi cùng với Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một trong những sự phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhất của thời đại chúng ta, đó là sự trỗi dậy của các nền tảng số (gọi tắt là nền tảng – platform) như một mô hình kinh doanh và mô hình tổ chức mới, được coi như một Cuộc Cách mạng Nền tảng (Platform Revolution) trong cuốn sách best-seller cùng tên của các học giả Geoffrey G. Parker, Marshall W. Van Alstyne, Sangeet Paul Choudary.

 Các nền tảng đang bắt đầu biến đổi hàng loạt các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác, từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho đến năng lượng và chính phủ. Cho dù bạn là ai, bạn làm công việc gì, nền tảng đang thay đổi cuộc sống của bạn. Dù bạn là một nhân viên, một người lãnh đạo doanh nghiệp, một chuyên gia, một người tiêu dùng hay một công dân nó luôn sẵn sàng để tạo ra những thay đổi lớn hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn trong những năm sắp tới.

 Người sưu tầm: Nguyễn Văn Sơn